Quá trình liền xương đòn diễn ra như thế nào?

Gãy xương đòn là một trong những chấn thương khá thường gặp có thể do nguyên nhân tai nạn giao thông, tai nạn trong khi sinh hoạt và hoạt động thể thao. Gãy xương đòn nếu được sơ cứu, điều trị sớm và đúng cách thì mang lại hiệu quả hồi phục rất nhanh và không có biến chứng. Vậy quá trình liền xương đòn diễn ra như thế nào? Dưới đây là chi tiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình hồi phục khi bị gãy xương đòn nhé.

Quá trình liền xương đòn

Khi xảy ra tình trạng gãy xương đòn thì ngay lập tức các thay đổi của xương và phần mềm xung quanh xương xuất hiện. Các cục máu đông sẽ làm tắc các mạch máu nhỏ xung quanh, các mạch máu của tủy xương bị thay đổi và sẽ cấu trúc lại. Tiếp trong vòng 24h tới, các tế bào của tủy xương chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và sẽ có xu hướng biến đổi thành các tạo cốt bào và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình liền xương đòn.

Tại vị trí gãy xương đòn, sẽ xuất hiện 2 quá trình hay còn gọi là hiện tượng liền xương, đó là quá trình liền xương nguyên phát và quá trình liền xương thứ phát.. 

 

Quá trình liền xương đòn

 

– Liền xương nguyên phát (hay còn được gọi với cái tên là liền xương trực tiếp): đây là hiện tượng cấu trúc lại sự liên tục của xương cứng. Kiểu liền xương này cần yêu cầu sự cố định ổ gãy phải vững chắc do đó thường gặp trong các trường hợp như liền xương sau kết hợp xương.

– Liền xương thứ phát (còn được gọi với cái tên khác là liền xương gián tiếp): đây là 1 quá trình khác hoàn toàn và có liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương tại vị trí gãy. Khi việc cấp máu ở vị trí ổ gãy của tủy xương bị gián đoạn, màng xương sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp cho ổ gãy trong quá trình liền xương đòn. 

Gãy xương đòn thời gian hồi phục

Trong phương pháp điều trị bảo tồn, quá trình liền xương đòn của bệnh nhân diễn ra trong khoảng 4-8 tuần mang đại. Trong thời gian này xương sẽ có sự xuất hiện của can xương. Nếu trong trường hợp mổ bệnh nhân được được vận động sớm hơn. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, can xương có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình bóc tách, kết hợp xương. Chính vì vậy can xương được hình thành chậm hơn so với phương pháp bảo tồn.

Quá trình liền xương đòn cần mất nhiều thời gian để xương có thể hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thông thường sẽ là từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian liền xương bệnh nhân cần phải hạn chế cầm, sách các vật nặng để không bị chỗ gãy di chuyển làm ảnh hưởng tới gãy xương đòn thời gian hồi phục.

Đối với những bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường mong muốn lao động hoặc là có thể chạy xe máy sớm vì các dụng cụ y tế sẽ được cố định trong xương không gây ảnh hưởng tới hoạt động, không gây đau nhức và vướng víu. Tuy nhiên các hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới quá trình liền xương đòn của bệnh nhân. Việc cử động khi xương chưa lành có thể làm lỏng và làm cho tuột vít ra, cuộc mổ thất bại khiến bệnh nhân phải thực hiện lại. Bệnh nhân có thể bắt đầu vận động trễ, khoảng từ 2-3 tháng sau khi phẫu thuật và có dấu hiệu của can xương.

Bệnh nhân bị gãy xương đòn không nhất thiết cần tập vật lý trị liệu do quá trình liền xương đòn ít để lại di chứng, tuy nhiên bạn vẫn cần tập khớp vai để tránh bị cứng khớp do không cử động lâu ngày. Và hơn nữa trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm giàu canxi và vitamin D để quá trình liền xương được diễn ra nhanh chóng hơn. 

Bị gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi?

Quá trình liền xương đòn sẽ quyết định tới thời gian khỏi của bệnh nhân. Đây là vị trí xương chính trên cơ thể của con người nên chúng vai trò của nó rất quan trọng. Việc chữa trị và phục hồi sau chấn thương để chúng có thể hoạt động lại bình thường cần rất nhiều thời gian. Thông thường bị gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi sẽ được liền lại sau khoảng thời gian phẫu thuật là từ 3-4 tuần. Tuy nhiên để xương đòn vai hồi phục hẳn và trở lại bình thường thì sẽ phải mất ít nhất là 2-4 năm.

Quá trình liền xương đòn này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để giúp xương nhanh liền và nhanh trở lại bình thường ngoài việc tuân thủ theo đúng quy trình chữa trị của bác sĩ thì bệnh nhân cần phải có được chế độ sinh hoạt, chế độ ăn hợp lý.

Mặc dù phần lớn các trường hợp gãy xương đòn vai không để lại di chứng về cơ năng kể cả khi 2 đoạn xương bị gãy có chồng lên nhau 1 – 2 cm, thậm chí có người bị gãy xương đòn còn không được nắn chỉnh, cố định mà xương vẫn liền lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xương đòn vai bị gãy phức tạp, mảnh xương có thể đâm chọc vào bó mạch, hoặc các dây thần kinh vùng dưới xương đòn hoặc là chọc phải đỉnh phổi, bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.

 

Bị gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi?

 

Xem thêm >>

Máy massage chân cho người giãn tĩnh mạch
Máy massage cổ 3d

Trên đây là chi tiết về quá trình liền xương đòn để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cơ chế liền xương cũng như những tác động, ảnh hưởng và biến chứng khi bị gãy xương đòn. Với những chia sẻ trên, chắc chắn các bạn đã có thêm thông tin, hiểu biết và có được phương án điều trị phù hợp khi bị gãy xương đòn vai. Hãy theo dõi trang để liên tục cập nhật những thông tin sức khoẻ tốt nhất nhé.

Mọi ý kiến nhận định xin gửi về Hasuta thông qua:

SDT: 0986000623

Email: support@hasuta.com.vn

Website:hasuta.com.vn