Tìm hiểu về gãy xương đòn vai, những cơ bản bạn nên biết

Gãy xương đòn vai là chấn thương xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Để có thể nhanh chóng phát hiện cũng như chăm sóc y tế kịp thời để vết thương nhanh chóng được điều trị và phục hồi kịp thời thì người gặp phải chấn thương cần phải có hiểu biết. Dưới đây sẽ là những điều cơ bản bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai.

Tìm hiểu về gãy xương đòn vai

Gãy xương đòn vai là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở các lứa tuổi khác nhau. Chúng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất phải kể tới đó là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc là chơi thể thao. Gãy xương đòn vai nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ mang đến hiệu quả phục hồi nhanh và không để lại biến chứng. 

Hiện nay, có hai phương pháp điều trị phổ biến khi gãy xương đòn vai đó là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Dưới đây là chi tiết những thông tin giúp việc tìm hiểu về gãy xương đòn vai của bạn trở nên dễ dàng và đầy đủ hơn.

Gãy xương đòn di lệch

Gãy xương đòn di lệch là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai. Đây là vị trí mà xương dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở cổ. Gãy xương đòn thường gặp khi bị ngã đập vai xuống đất. Xương đòn vai hay bị gãy ở đoạn giữa, đôi khi gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài, đặc biệt nhất là phía đầu ngoài của xương đòn.

Gãy xương đòn di lệch này phức tạp vì đầu ngoài xương đòn có có hệ thống dây chằng neo giữ. Xương gãy một số trường hợp khác có thể kèm theo mảnh gãy có dính dây chằng làm đầu ngoài xương đòn không được giữ lại nên xương sẽ bị gồ lên dưới da. Xương đòn di lệch hay bị gãy vì phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm sẽ kéo lên trên, đầu ngoài bị di lệch xuống dưới vì chịu ảnh hưởng bởi sức nặng của cánh tay.

 

Tìm hiểu về gãy xương đòn vai di lệch

 

Vị trí gãy xương đòn thường gặp

Các vị trí gãy xương đòn thường gặp khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai chúng ta phải kể tới như:

– Gãy xương đòn vùng vai: chiếm khoảng 35 – 43% gãy xương 

– Gãy xương đòn chung: chiếm khoảng 4%

Điều trị gãy xương đòn

Khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai thì việc điều trị là yếu tố vô cùng quan trọng. Đây là loại gãy xương có khả năng liền nhanh, dễ nắn di lệch nhưng để cố định, chống di lệch thì tương đối khó.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để bất động xương đòn tuy nhiên không có phương pháp nào hoàn hảo. Và hai phương pháp điều trị chính đó là: bảo tồn và phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật là phương pháp chỉ được sử dụng trong một số trường hợp thật cần thiết như: gãy hở, gãy xương đòn kèm theo biến chứng chèn ép dây thần kinh, mạch máu, đe dọa chọc thủng da, di lệch nhiều,…

 

Điều trị gãy xương đòn

 

Quá trình liền xương đòn

Quá trình liền xương đòn thường mất khá nhiều thời gian. Thông thường xương sẽ liền lại sau khoảng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên để xương đòn vai trở lại bình thường và khỏi hẳn thì phải mất ít nhất là 2-4 năm. Vì đây là vị trí xương chính ở trên cơ thể con người nên phục hồi lại bình thường cần nhiều thời gian. 

Theo tìm hiểu về gãy xương đòn vai thì việc phục hồi này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài việc tuân thủ đúng theo quy trình chữa trị của bác sĩ, thì bệnh nhân cần phải có một chế độ sinh hoạt, chế độ ăn hợp lý.

Gãy xương đòn vai có nguy hiểm không?

Gãy xương đòn vai có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người thường quan tâm khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai. Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa thì việc gãy xương đòn là một chấn thương không quá nghiêm trọng, các trường hợp đều lành lại mà không gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hồi phục.

Tuy nhiên một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một vài vấn đề đáng quan ngại trong quá trình hồi phục. Bao gồm:

– Tổn thương dây thần kinh hay tổn thương mạch máu: Các đầu lởm chởm của xương đòn vai bị gãy sẽ có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh và mạch máu ở vùng lân cận. Do đó, hãy tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu bị tê hay lạnh ở cánh tay hay bàn tay.

– Chữa lành kém hoặc bị trì hoãn: Đây cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai. Xương đòn vai bị gãy nghiêm trọng có thể làm chậm lành hoặc là lành không hoàn toàn. Sự liên kết kém của xương bị gãy trong quá trình chữa lành sẽ gây ra tình trạng bị ngắn xương.

– Xuất hiện u trong xương: Đây cũng là một phần trong quá trình điều trị gãy xương đòn vai. Rất dễ để có thể nhìn thấy cục u này vì nó nằm ngay ở sát da. Hầu hết các cục u này sẽ có xu hướng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Xem thêm >>

Máy massage chân cho người bị tai biến
Máy massage cổ 3d

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết khi tìm hiểu về gãy xương đòn vai. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng để có thể sơ cứu nhanh nhất và điều trị kịp thời nhất để quá trình điều trị và hồi phục được hiệu quả và nhanh chóng.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Hasuta thông qua:

SDT: 0986000623

Email: support@hasuta.com.vn

Website: hasuta.com.vn